Các bước đơn giản phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp

Sơ lược về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh tương đối phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bệnh thường tiến triển chậm, âm thầm nhưng lại gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong quá trình vận động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ các triệu chứng thoái hóa khớp, cách thức phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp là điều cần thiết.

Sơ lược về bệnh thoái hóa khớp
Sơ lược về bệnh thoái hóa khớp

Cách thức phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp

Để phòng ngừa và chữa thoái hóa khớp, người bệnh nên thực hiện những chú ý sau:

  • Hạn chế các tư thế không đúng gây ảnh hưởng đến khớp trong lúc vận động và sinh hoạt.
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc gây tác động quá mạnh lên khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng và thể thao hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì.
  • Đối với trẻ em, nên thực hiện kiểm tra xương khớp định kỳ. Nếu phát hiện bệnh còi xương hoặc các dị tật về xương khớp, nên có biện pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp từ sớm.
  • Việc kiểm tra định kỳ cũng nên được thực hiện đối với những người thường phải lao động nặng nhọc.
Cách thức phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp
Cách thức phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp

Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết có lợi cho xương khớp. Bởi vì bệnh thoái hóa khớp luôn diễn ra một cách âm thầm nên việc phòng ngừa từ khi chưa có triệu chứng rõ ràng của bệnh là điều cần thiết. Theo sự hướng dẫn của các chuyên gia, chúng ta có thể sử dụng 2 viên bổ khớp cao cấp BIOGLAN mỗi ngày để phòng ngừa các triệu chứng thoái hóa khớp. Đây là sản phẩm có chứa lượng lớn Glucosamin và Dầu Nhuyễn thể Red Krill Oil trong thành phần, giúp tái tạo và phục hồi các sụn khớp, các gân và mô liên kết. Tác dụng này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người cao tuổi khi mà các sụn khớp không còn nhiều khả năng tái tạo và phục hồi. TPCN Red Krill Oil& Glucosamine Bioglan Công dụng:

– Giúp cải thiện chức năng vận động của các khớp, hỗ trợ phòng ngừa thoái hoá xương khớp.

Cách thức điều trị thoái hóa khớp

Một cách tổng quát, tổn thương ở khớp do hư khớp là không thể thay đổi. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển chậm và ở những khớp chưa cứng hoàn toàn, việc điều trị có thể đem lại hiệu quả nhưng lại gây cản trở chức năng.
Người bệnh thường được Bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị thoái hóa khớp bằng hai phương pháp sau:

  • Điều trị nội khoa:

Ở giai đoạn đau khớp: người bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động gây đau khớp. Có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu để làm tăng tưới máu tại chỗ cho khớp.

Ở giai đoạn đau khớp cấp: người bệnh nên thực hiện bất động khớp, thậm chí bó bột là điều rất cần thiết; tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng chỉ nên bất động khớp trong thời gian ngắn để tránh cứng khớp. Ngay sau khi hết đau khớp cấp, phải tập vận động khớp nhẹ nhàng.
Sử dụng các loại băng, nịt, nẹp, khung đỡ,.. để phòng những tư thế xấu như khớp gối vẹo vào trong hoặc quay ra ngoài. Kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau không có steroid. Những thuốc an thần cũng có thể được sử dụng trong thời gian ngắn nhằm tránh trường hợp quá đau do co cơ.

  • Điều trị ngoại khoa:

Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ lựa chọn ba loại phẫu thuật, đó là: phẫu thuật dự phòng nhằm lập lại tình trạng bình thường các khớp có nguy cơ bị thoái hoá như trật khớp háng bẩm sinh, tiêu chỏm xương, nhuyễn sụn xương bánh chè, lệch trục đầu gối…; phẫu thuật bảo tồn khi khớp chưa bị hư hỏng nặng, có thể sửa chữa đưa về điều kiện cơ học của chức năng bình thường; phẫu thuật thay thế trong trường hợp khớp quá hư hỏng, không thể phục hồi được, có thể thay thế từng phần, thậm chí toàn bộ khớp bằng khớp nhân tạo.