Những Triệu Chứng Thoái Hóa Khớp Phổ Biến Và Cách Xử Lý
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Bệnh thoái hóa khớp hay còn gọi là bệnh hư khớp, là một bệnh mạn tính gây nên do tình trạng hư hỏng phần sụn khớp, hệ thống bao khớp – dây chằng và lớp đệm giữa hai đầu xương. Kèm theo đó là sự giảm sút lượng dịch nhày làm giảm khả năng bôi trơn. Người bệnh cũng sẽ có cảm giác đau và cứng khớp do xảy ra phản ứng viêm giữa hai đầu xương. Bệnh thường xảy ra ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể, gây nên tình trạng thoái hóa và biến dạng khớp.
Đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp
Giống như các triệu chứng liên quan đến xương khớp khác, người cao tuổi là nhóm đối tượng chủ yếu phải đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này do thói quen lười vận động hoặc tư thế không đúng trong thời gian dài làm việc. Để điều trị thoái hóa khớpđòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn trong thời gian dài
Triệu chứng thoái hóa khớp

Theo thống kê, thoái hóa khớp thường xảy ra với các vị trí như khớp liên đốt sống (chiếm trên dưới 50% các trường hợp), khớp gối (khoảng 13%), khớp háng (khoảng 8%), khớp liên đốt ngón tay (khoảng 6%) và các khớp khác như thoái hóa đốt sống cổ,… (khoảng 20%).
Thoái hoá khớp hầu như không có triệu chứng. Các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi xương và hệ thống bao khớp hoạt dịch bị tổn thương thực sự. Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm và âm thầm khiến cho nhiều người bệnh đôi khi không thể nhận ra được dấu hiệu của bệnh và có thái độ chủ quan. Người bệnh nên để ý đến những triệu chứng cơ bản của bệnh thoái hóa khớp như sau:
- Trong khi vận động mạnh hoặc sau khi vận động mạnh, người bệnh có cảm giác đau khớp; nhưng sau đó nghỉ ngơi thì tình trạng đau giảm dần. Cảm giác đau khớp này cũng có thể xuất hiện ở một vài trường hợp không vận động trong thời gian dài.
- Các tình trạng đau khớp có thể diễn ra âm ỉ, đau nhiều về buổi chiều, giảm đau khi về đêm và sáng sớm. Cơn đau diễn biến thành từng đợt, có khi diễn biến đau liên tục tăng dần.
- Có cảm giác khó chịu ở các khớp, nhất là trong những thời điểm giao mùa hoặc những ngày thời tiết lạnh.
- Gặp triệu chứng sưng cứng ở khớp.
- Xảy ra tình trạng biến dạng khớp do mọc gai xương (ở giữa hoặc đầu các khớp ngón tay), do lệch trục khớp hoặc do thoát vị màng hoạt dịch. Tuy nhiên thường không gây biến dạng nhiều như các bệnh khớp khác.
- Người bệnh cảm thấy độ linh hoạt của khớp bị giảm đáng kể. Có khi gặp nhiều hạn chế trong vận động do phản xạ co cứng cơ kèm theo. Người bệnh có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất; đặc biệt có tình trạng phá gỉ khớp với một số bệnh nhân.
Xem thêm: Dầu nhuyễn thể Red Krill Oil giúp ngừa bệnh khớp hiệu quả
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp bao gồm:
- Sự lão hóa
Ở người trưởng thành – nhất là những người trên 40 tuổi, các tế bào sụn không có khả năng tái tạo và phục hồi. Đặc biệt đối với người cao tuổi, cùng với sự lão hóa của cơ thể là việc giảm dần chức năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit của các tế bào sụn. Bên cạnh đó, tình trạng tưới máu kém cho sụn khớp cũng làm cho sụn khớp khô cứng, giảm tính đàn hồi và tính chịu lực của sụn.
- Yếu tố cơ giới
Do sự gia tăng tác động của các lực nén lên các khớp và đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân như: dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống; biến dạng sau chấn thương làm thay đổi hình thái của khớp; di chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn, di chứng của viêm đa khớp dạng thấp hoặc do tình trạng thừa cân, béo phì…

- Yếu tố khác
Các yếu tố như thời tiết, di truyền (cơ địa già sớm), nội tiết (tuổi mãn kinh),… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp.