Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm khớp xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào khớp, gây ra nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể vào khớp qua máu (nhiễm trùng huyết), qua chấn thương trực tiếp vào khớp, hoặc từ các nguồn nhiễm khuẩn khác trong cơ thể. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường gây ra các triệu chứng như sưng, đỏ, nóng, đau khớp và hạn chế khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn hoặc nhiễm trùng lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn luôn gây ra những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị tích cực theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin sau đây sẽ là cơ sở để chuẩn đoán và có được những phương pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cũng như có được một hệ xương khớp chắc khỏe.
Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sau để nhận diện viêm khớp nhiễm khuẩn:
- Bệnh sử và dấu hiệu toàn thân:
– Bệnh sử: người bệnh có triệu chứng viêm khớp sau khi nhiễm tụ cầu ở các vị trí khác như mụn nhọt, viêm cơ, nhiễm khuẩn huyết, hoặc sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc vào khớp. Các dấu hiệu viêm khớp thường xuất hiện sau 1 đến 2 tuần.
– Dấu hiệu toàn thân: cũng như các biểu hiện nhiễm khuẩn ở nơi khác, bệnh nhân gặp triệu chứng sốt cao (39 – 40 độ C), sốt liên tục lúc đầu và dao động khi có hiện tượng nung mủ, người gầy sút, mệt mỏi, da khô, lưỡi bẩn …
- Triệu chứng ở khớp:
Tụ cầu thường chỉ gây viêm ở một khớp đơn độc, ít khi gây viêm hai khớp và rất hiếm có trường hợp viêm hai khớp đối xứng. Triệu chứng viêm xảy ra chủ yếu ở khớp gối, các khớp khác như háng, vai, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay ít xảy ra hơn.
Triệu chứng viêm gây ra cảm giác đau nhiều, kiểu nhức mủ, đau liên tục nhất là khi vận động. Đối với những khớp ngoại biên (gối, khuỷu, cổ chân …) ta thấy khớp sưng rõ rệt, da ngoài đỏ và căng, sờ vào nóng và rất đau, dẫn đến hạn chế khả năng vận động. Ở khớp gối, viêm gây tiết dịch nhiều, người bệnh cảm giác có dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè và sưng phù lan sang cả phần dưới mặt trước đùi. Đối với các khớp ở sâu (háng, vai) biểu hiện viêm kín đáo hơn, rất khó phát hiện nếu không thăm khám kỹ và nhất là phải so sánh với bên lành mới có thể chuẩn đoán bệnh.
Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng ở khớp sẽ kéo dài và tăng dần. Tuy nhiên, triệu chứng không bao giờ di chuyển sang khớp khác hoặc giảm đi một cách nhanh chóng – đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt với các bệnh khớp khác.
Ngoài ra, có thể dựa vào các dấu hiệu ngoài khớp để phát hiện triệu chứng bệnh như: ở phần gốc chi của khớp bị viêm có tình trạng nổi hạch sưng và đau (ở vị trí bẹn, nách); tình trạng teo cơ ở phần chi gần khớp do ít vận động trong thời gian dài mắc bệnh;…
Người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp xét nghiệm máu, chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ… để phát hiện triệu chứng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
Tiến triển của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Tuy rằng hiện nay có nhiều thuốc đặc hiệu, nhưng nếu không thực hiện các chuẩn đoán kịp thời và điều trị tích cực, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau:
- Triệu chứng viêm từ khớp sẽ lan rộng sang sụn khớp và đầu xương, gây trật khớp một phần hay toàn phần.
- Các lớp sụn khớp bị phá hủy gây nên tình trạng dính khớp, từ đó gây hạn chế hoặc mất chức năng vận động.
- Vi khuẩn từ khớp di chuyển qua vùng xương lân cận gây viêm xương, cốt tủy viêm kéo dài dai dẳng, khiến cho việc điều trị rất khó khăn.
- Vùng cột sống bị viêm gây chèn ép tủy sống hoặc thậm chí vẹo cột sống.
- Vi khuẩn ổ viêm khớp di chuyển tới các bộ phận khác (gan, phổi, thận) gây viêm, abcès (bệnh “áp xe”).
Cách phòng ngừa và điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Nguyên tắc chung để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn là phải điều trị sớm với liều lượng cao. Người bệnh tiến hành chuẩn đoán kịp thời và điều trị tích cực ngay khi phát hiện bệnh sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao và càng ít để lại di chứng khi khỏi bệnh. Người bệnh buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh với liều cao và trong thời gian dài cho đến khi hết biểu hiện viêm. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý tránh tiêm kháng sinh trực tiếp vào chỗ bị viêm vì tác dụng không tốt hơn dùng thuốc, thậm chí có thể gây nên tình trạng viêm khớp do tinh thể thuốc được tiêm vào. Người bệnh có thể thực hiện chọc tháo dịch khớp, nếu đã thành mủ thì cần dẫn lưu. Đặc biệt, đối với chi có khớp bị viêm phải được cố định ở tư thế cơ năng (bằng nẹp hoặc máng). Khi biểu hiện viêm giảm thì tập vận động dần, nên vận động sớm để tránh tình huống dính khớp và teo cơ. Người bệnh cũng có thể tiến hành xoa bóp các cơ ở đoạn chi gần khớp viêm để tránh teo cơ. Đối với trường hợp bệnh kéo dài, gây tổn thương nặng; dưới sự chỉ đạo của Bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ cần phải kết hợp các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa và chỉnh hình. Sau 2-4 tuần điều trị, người bệnh phải tiến hành tái khám để có sự theo dõi cụ thể tình hình bệnh.
Do viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như nguy cơ gặp phải biến chứng khi bệnh trở nặng là rất cao. Vì thế, để có được một khung xương khớp chắc khỏe, việc phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn là điều cần thiết. Nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn:
- Tư thế vận động hợp lý, tránh các chấn thương nghiêm trọng; đặc biệt là các chấn thương hở rách bao khớp.
- Trong trường hợp tiến hành tiêm khớp, phải thực hiện theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa và phải đảm bảo khử khuẩn tốt.
- Điều trị tích cực các chấn thương khớp (thoái hóa, chấn thương, thấp khớp), bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường và các rối loạn miễn dịch bởi vì viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra trên nền bệnh nhân đã từng mắc các bệnh này.
- Tránh dùng thuốc corticoid dài ngày, vì sẽ gây suy giảm miễn dịch.
- Đối với các bệnh nhân sau khi phẫu thuật, cần phải được chăm sóc tốt nhằm tránh nhiễm khuẩn hậu phẫu, do đây có thể trở thành nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn sau này.
- Đối với các vết thương phần mềm ở vùng da thịt gần các khớp, cần phải được xử lý tránh nhiễm khuẩn. Bởi vì các vi khuẩn tại các ổ nhiễm khuẩn này có thể theo đường tĩnh mạch hoặc bạch mạch lan vào khớp.
- Bệnh viêm khớp nhiễm khuẫn cũng thường diễn ra đối với những người có chế độ dinh dưỡng kém. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Glucosamine , Dầu nhuyễn thể Red Krill Oil. Với việc sử dụng 02 Viên uống Red Krill Oil & Glucosamine Bioglan hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị các chứng đau khớp, tê cứng khớp và viêm nhiễm. Sản phẩm còn là giải pháp tiên tiến giúp giảm triệu chứng thoái hóa khớp, cũng như mang lại hiệu quả cao trong quá trình tái tạo và phục hồi các sụn khớp, các gân và mô liên kết.
– Sản xuất bởi: Natural Bio Pty Ltd, Australia. ( 18 Jubileee Avenue, Warriewood, New South Wales 2102, Australian)
– Nhập khẩu độc quyền & phân phối: Công ty TNHH MTV TM & XNK Kỳ Phong ( Tầng 7, Đoàn Hải Plaza, 756 – 758 Trường Chinh, Phường 15 Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh)
-Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(Bài viết có tham khảo thông tin tại benhhoc.com)